Đối với dân Do Thái, thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn để tỏ ḿnh ra cho họ biết Ngài thật là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), Chúa Kitô tỏ ḿnh ra “là sự thật”, ở chỗ, Người cho họ thấy Người chính là “Đấng Cha sai” (Jn 17:3), tức là Con Thiên Chúa từ trời xuống. Để trả lời cho vị thượng tế đại diện Hội Đồng Do Thái hết sức trịnh trọng dứt khoát hỏi Người: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống Ngươi có phải là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hay chăng?” (Mt 26:63), Người tuyên bố:

 

·        Chính là Tôi; rồi quí vị sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Quyền Năng và đến trên mây trời” (Mk 14:62).

 

Chúa Giêsu đă biết trước hậu quả của việc tỏ “sự thật” về thân phận ḿnh “là Con Thiên Chúa” ra, không phải hậu quả là Người sẽ bị “dân riêng Người” lên án tử (xem Mt 26:66, Mk 14:64), mà hậu quả là họ chẳng những không thể nào chấp nhận được “sự thật” ấy mà c̣n v́ “sự thật” này vấp phạm nữa, đúng như lời Người đă báo trước cho chung dân Do Thái cũng như riêng các môn đệ của Người biết rằng:

 

·        Tôi sẽ ra đi. Quí vị sẽ t́m Tôi nhưng quí vị sẽ chết trong tội lỗi của ḿnh. Nơi Tôi đi quí vị không thể nào đến được” (Jn 8:21, xem cả 7:33-34, 13:33)

 

Tuy con người tự ḿnh không thể nhận ra “sự thật”, nhận ra Người “là Con Thiên Chúa”, dù Người có minh nhiên cho họ biết như họ muốn và hết sức kiếm t́m đi nữa, Người cũng đă có cách để làm cho họ có thể nhận ra “sự thật” cụ thể sống động song lại vô cùng mâu thuẫn khó có thể chấp nhận trước con mắt trần gian này. Đó là Người đă thực sự “ra đi” đến nơi Người phải đến nơi thập tự giá, v́ chỉ có ở đây họ mới nhận ra Người, nhận ra “sự thật” mà họ t́m kiếm:

 

·        Một khi Tôi bị treo lên khỏi đất, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi” (Jn 12:32);

 

·        Khi quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ nhận ra Bản Thân Tôi” (Jn 8:28).

 

Thật vậy, Chúa Giêsu đă chứng tỏ ḿnh thực sự “là Con Thiên Chúa” ngay chính trong thân phận của một “con người” (Jn 19:5) vô cùng hèn yếu dưới con mắt của Tổng Trấn Philatô cũng như trước mắt của dân chúng Do Thái, nhất là bằng cuộc tử nạn vô cùng thương đau khổ nhục trên câp thập tự giá, hoàn toàn trở nên bất lực và thảm bại, đúng như những lời thách thức của dân chúng cũng như của thành phần lănh đạo dân chúng:

 

·        Dân chúng xỉ nhục Người, lắc đầu nói: ’…Hăy xuống khỏi thập giá đi nếu ngươi Con Thiên Chúa!…’. Các trưởng tế, luật sĩ và kỳ lăo cũng nhào vô mỉa mai rằng: ‘Hắn đă cứu được kẻ khác mà không thể tự cứu được bản thân ḿnh! Vậy mà hắn là vua dân Yến-Duyên đấy! Chúng ta hăy thử xem nếu hắn xuống khỏi thập giá th́ chúng ta sẽ tin vào hắn. Hắn tin cậy vào Thiên Chúa th́ giờ đây hăy để cho Thiên Chúa giải cứu hắn nếu Ngài muốn. Đằng nào th́ hắn cũng tuyên bố Ta là Con Thiên Chúa rồi mà’” (Mt 27:39-43)

Thế mà, chính cái chết của “con người” Giêsu này đă làm cho dân ngoại nhận ra “sự thật” trước hết:

 

·        Viên đại đội trưởng đứng canh Người, khi thấy cách Người chết th́ tuyên xưng rằng:Người này quả thật là Con Thiên Chúa!’” (Mk 15:39, xem cả Mt 27:54, Lk 23:47).

 

·        Khi dân chúng tụ họp ở đó thấy những ǵ xẩy ra th́ trở về đấm ngực ăn năn” (Lk 23:48).

 

Thật thế, chân lư Chúa Giêsu “là Con Thiên Chúa” có một tầm mức vô cùng quan trọng, bởi v́, nếu Chúa Giêsu thực sự “là Con Thiên Chúa” th́ Chúa Giêsu chẳng những đă trực tiếp “làm chứng cho chân lư” là chính bản thân ḿnh mà c̣n gián tiếp “làm chứng cho chân lư” trong việc “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) nữa. Nói đúng hơn, mục tiêu và sứ mệnh chính yếu của Chúa Kitô đến là để “tỏ Cha ra”, nhất là, cách riêng và trước tiên, cho thành phần môn đệ thân cận của Người (xem Jn 14:8-11, 17:6-7), qua bản thân Người cũng như bằng đời sống của Người, nhất là bằng cuộc Vượt Qua của Người, để cho “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9). Bởi thế, “sự thật” chính yếu Chúa Giêsu muốn làm chứng đây là “sự thật” về Chúa Cha, một “sự thật” được diễn tả nơi “vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là con người Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người” (1Tim 2:5-6).

 

Đúng vậy, nếu nhân vật lịch sử mang tên Giêsu, “Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người”, quả thực “là Con Thiên Chúa”, th́ Người cũng đă thực sự  chứng tỏ cho con người thấy một “sự thật” vô cùng bàng hoàng và cảm động, đó là con người trần gian hèn mọn được “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) yêu thương:

 

·        Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con Một của Ngài, để ai tin vào Con th́ không phải chết, song được sự sống đời đời” (Jn 3:16).

 

Nếu “sự thật” Đức Giêsu “là Con Thiên Chúa” hoàn toàn gắn liền với “sự thật” về “Thiên Chúa yêu thương thế gian” thế nào, th́ “sự thật” Đức Giêsu “là Con Thiên Chúa” cũng liên hệ sâu xa đến “sự thật” về thân phận của con người như vậy. “Sự thật” ấy là: con người được Thiên Chúa yêu thương, đến nỗi nhân tính của họ nói chung và thân xác hèn mọn của họ nói riêng được “Thiên Chúa là Thần Linh” mặc lấy, qua việc “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14).

 

Bởi thế, khoa nhân loại học của Kitô Giáo, một khoa nhân loại học siêu nhiên, mới được bắt nguồn từ và qui hướng về “sự thật” là Thiên Chúa yêu thương con người trong Đức Giêsu Kitô Con Ngài, Lời Nhập Thể. Sau đây là những chân lư đức tin, cùng với một số hệ luận căn bản và những kết luận thực tiễn nơi khoa nhân loại học siêu nhiên của Kitô Giáo:

 

Chân lư 1:

 

“THIÊN CHÚA ĐĂ YÊU THƯƠNG THẾ GIAN

ĐẾN NỖI ĐĂ BAN CON MỘT CỦA M̀NH”

 

Hệ luận 1: Bởi đó, con người tự ḿnh có một Giá Trị Thần Linh Siêu Việt, một giá trị không phải do con người công nhận mà có, khi con người căn cứ vào nguyên tắc tâm lư tự nhiên “tri kỷ tri bỉ”, suy bụng ta ra bụng người, (v́ muốn được người tôn trọng nên tôn trọng người, muốn được người yêu nên yêu người), hay căn cứ vào đường lối công bằng “ái nhân như kỷ”, (v́ sợ rằng không yêu người th́ người cũng không yêu ḿnh, không trọng người th́ người cũng không trọng ḿnh).

 

Lịch sử cho thấy, nếu phẩm giá của con người là do con người công nhận mà có, th́ phẩm giá ấy là một sản phẩm nhân tạo thuần túy, hoàn toàn tùy thuộc vào con người, đến nỗi, nó có thể bị chính con người là tác giả của nó bóp méo. Điển h́nh nhất là Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc công bố năm 1948, chưa đầy nửa thề kỷ sau, nó đă bị lệch lạc và hết sức lem luốc bởi những khoản luật pháp công nhận và cho phép con người: được “quyền” phá thai, được “quyền” tạo sinh ngoại nhiên, được “quyền” đồng tính luyến ái, được “quyền” lập gia đ́nh đồng tính, được quyền “trợ tử”, và với đà trào lưu duy nhân bản thừa thắng xông lên này, con người chắc chắn cũng sẽ tự ban cho ḿnh được “quyền” ghép sinh (cloning), tóm lại, toàn là những “quyền” phi nhân bản và phản nhân bản.

 

Chân Lư 2:

 

“LỜI ĐĂ HÓA THÀNH NHỤC THỂ

VÀ Ở GIỮA CHÚNG TA”

 

Hệ luận 2: Bởi đó, tất cả những ǵ là thấp hèn nơi con người, có tính chất yếu đuối (như phái nữ hay con nít),  tầm thường (như nghèo nàn kém cỏi), khuyết tật (về thể lư), điên khùng, khù khờ hay thất học (về tâm lư, kể cả trường hợp bị quỉ ám), thậm chí tội lỗi (về luân lư), đều không c̣n đáng khinh khi, đáng ghét bỏ, cần phải xa tránh hay loại trừ nữa, trái lại, chúng đă được cứu chữa và thánh hóa trong cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô

 

·        “Người gần gũi với người nghèo, với người bị bỏ quên và thấp hèn, tuyên bố rằng họ là những người thực sự có phúc, v́ Thiên Chúa ở cùng họ. Người đă ăn uống với những người tội lỗi, cam đoan với họ rằng nơi bàn tiệc của Cha Người cũng đă có chỗ cho họ, một khi họ bỏ những đường lối tội lỗi mà trở về với Ngài. Chạm đến người ô uế và để họ chạm đến ḿnh, Người cho họ nhận thấy được việc Thiên Chúa gần gũi họ. Người khóc thương một người bạn của ḿnh qua đời, Người đă hồi sinh đứa con trai của một bà mẹ góa, Người đă tiếp đón trẻ em, và Người đă rửa chân cho các môn đệ của Người.

 

“Tất cả những người bị bệnh hoạn, khập khễnh, không thấy, không nghe, không nói đều cảm được tác động đụng chạm chữa trị và thứ tha của Người. Người đă chọn một nhóm dị thường làm bạn đường và làm cộng tác viên thân cận nhất của ḿnh, trong đó có thành phần đánh cá lẫn thu thuế, thành phần Nhiệt Thành cực đoan cùng với người ít hiểu biết về Lề Luật, cả thành phần phụ nữ nữa. Một gia đ́nh mới đă được thành h́nh trong ḷng Chúa Cha yêu thương ôm ấp tất cả mọi người một cách lạ lùng...

 

“Nơi Chúa Giêsu Kitô, bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa không xa vời, trổi vượt và cách biệt con người, trái lại, rất gần gũi, nói đúng hơn, thật sự nên một với mọi người cũng như với toàn thể nhân loại trong tất cả mọi hoàn cảnh của con người. Đây là sứ điệp Kitô Giáo cống hiến cho thế giới, và sứ điệp này là nguồn an ủi, nguồn hy vọng khôn sánh cho tất cả mọi người tin tưởng...

 

“Bởi vậy, nơi Chúa Giêsu, chúng ta khám phá ra tầm vóc cao cả và phẩm vị của mỗi một con người trong ḷng Thiên Chúa, Đấng đă dựng nên con người theo h́nh ảnh Ngài (x. Gn 1:26), và chúng ta cũng t́m thấy mạch nguồn của cuộc tân tạo chúng ta đă được hưởng nhờ ơn Người.”

 

(Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu, xem lại các trang 104-105, 109-110).

 

Qua những chân lư đức tin và hệ luận căn bản trên đây, chúng ta có thể kết luận như sau:

 

1.      Phải tôn trọng toàn diện con người, và tôn trọng tận đáy ḷng của ḿnh:

 

·        Ai nh́n người nữ theo nhục dục th́ đă phạm tội ngoại t́nh với họ trong tâm tưởng của ḿnh rồi” (Mt 5:28).

Qua câu này, Chúa Kitô dạy con người phải tôn trọng tận đáy ḷng ḿnh chẳng những bản thân của nữ giới nói chung, mà c̣n cả thân xác của họ nữa. Như thế, trước mắt Chúa Kitô, con người nói chung và người nữ nói riêng có giá không phải chỉ ở chỗ những ǵ họ có, như “công, dung, ngôn, hạnh”, như “tứ đức tam ṭng”, cũng hay bên nam nhân có “trung, hiếu, nghĩa”, mà là ở chính bản chất là người của họ. Do đó, Kitô Giáo đă không bao giờ chấp nhận tục đa thê, tục cha mẹ đặt đâu con (gái) ngồi đó v.v. 

 

2.      Phải phục vụ con người một cách chủ động và tích cực, đến nỗi, nếu cần phải hy sinh cả mạng sống ḿnh cho nhau:

 

·        Ai trong các con muốn làm lớn th́ phải phục vụ người khác, và ai muốn làm đầu trong các con phải phục vụ nhu cầu cho hết mọi người. Đó là đường lối Con Người đă đến không phải để được hầu hạ, song để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28).

 

Ư nghĩa của tất cả những ǵ con người có, như giầu sang phú quí, tài giỏi, khôn ngoan, nhất là có quyền bính v.v., theo Phúc Âm của Chúa Kitô, là để chia sẻ và phục vụ công ích, chứ không phải để hưởng thụ cho phúc lợi riêng ḿnh. Bởi thế, về phương diện tiêu cực, con người không được “sống đời sống thần linh sảng khoái” (trang 93) chỉ v́ khinh khi thế gian, chỉ v́ muốn đỡ gánh nặng, muốn thoát lụy phiền, trong khi ḿnh có thể và có khả năng xây dựng cộng đồng xă hội loài người, và về phương diện tích cực, để “tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”, con người, nhất là thành phần “quân, sư, phụ”, cần phải tích cực và chủ động đóng vai tṛ tôi tớ phục vụ bầy tôi của ḿnh, chứ không phải bầy tôi phục dịch ḿnh hoặc chỉ có bầy tôi mới phải liều chết v́ chủ của họ. 

 

3.      Phải yêu thương tất cả mọi người không trừ ai, kể cả kẻ thù ḿnh:

 

·        Các con hăy yêu thương kẻ thù ḿnh và hăy làm lành; hăy cho vay mượn mà không mong hoàn trả. Rồi các con sẽ nhận được phần bồi thường lớn lao. Các con sẽ xứng đáng được gọi là con cái của Đấng Tối Cao, v́ chính Ngài đối xử tốt lành với kẻ vô ơn và người gian ác. Các con hăy xót thương như Cha các con là Đấng thương xót” (Lk 6:35-36).

 

Theo Phúc Âm của Chúa Kitô ở đây, con người chẳng những phải tỏ ḷng “từ bi hỉ xả” trong việc quảng đại bao dung tha thứ cho kẻ thù ḿnh, mà c̣n phải chủ động và tích cực tiếp tục “yêu thương” kẻ thù ḿnh nữa. Do đó, ngay sau khi khẳng định con người cần phải yêu thương cả kẻ thù ḿnh, Người c̣n thúc giục họ “làm lành” cho kẻ thù của họ, ở chỗ:

 

·        Các con hăy yêu thương kẻ thù ḿnh, hăy làm lành cho kẻ ghét các con; hăy chúc lành cho những ai nguyền rủa các con và hăy cầu nguyện cho những ai đối xử tàn tệ với các các. Khi nào có ai tát các con má này, th́ hăy ch́a cả má kia cho họ nữa…” (Lk 6:27-29)

Thật ra, việc tha thứ cho nhau là một thái độ và là một dấu chứng yêu thương tuyệt hảo, đến nỗi, nếu không yêu thương nhau thật, không yêu nhau trọn lành không thể nào tha thứ cho nhau được. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở nguyên việc tha thứ cho kẻ thù ḿnh mà không tiến tới chỗ “làm lành” cho họ, th́ việc tha thứ này có thể là một việc tha thứ bất đắc dĩ, một việc tha thứ chỉ v́ nếu không làm th́ sợ người ta cho ḿnh là chấp nhất hèn mọn, hay cần phải tha thứ v́ ḿnh là đại nhân quân tử không thèm chấp con người tiểu nhân ti tiện. Trái lại, nếu thật t́nh và hết ḷng “yêu thương” kẻ thù ḿnh th́ không cần họ phải đến xin lỗi, ḿnh cũng đă tự động tha cho họ rồi (xem Mt 5:23-24), và một khi đă tha th́ không phải chỉ tha cho họ một vài lần mà là tha luôn luôn, tha măi măi, tha không cùng (xem Mt 18:21-22).

 

Đúng thế, chỉ khi nào con người ư thức được rằng ḿnh bao giờ cũng phải là anh em của mọi người chứ không phải thái độ chọn lựa chủ quan “ai là anh em tôi?” (Lk 10:29), th́ bấy giờ họ mới có thể phản ảnh trung thực Chúa Giêsu Tử Giá, Đấng chẳng những “xin Cha tha cho họ v́ họ lầm không biết việc họ làm” (Lk 23:34) mà c̣n “khát” (Jn 19:28) phần rỗi của họ nữa, và bấy giờ họ cũng mới có thể nên giống Thiên Chúa qua h́nh ảnh người cha từ ái của đứa con hoang đàng, chẳng những đă tha thứ cho nó trước khi nó lên tiếng xin lỗi ḿnh, lại c̣n mở tiệc linh đ́nh trọng thể để ăn mừng nó trở về nữa (xem Lk 15:20-24).

 

Thế nhưng, để thực sự có “Tiên phong, Đạo cốt” (trang 91) này, có một “Đại Ngă mênh mông” (trang 67) ấy, hay để “Đắc Đạo là Hợp Thiên” (trang 91), hoặc để trở thành “Thánh nhân là hiện thân của Trời” (trang 80) như thế, con người cần phải có chính tinh thần của Trời, tức phải có chính Tấm Ḷng Toàn Ái của Đấng Tối Cao, hay phải có Thần Linh cũng vậy, Đấng “thấu suốt mọi sự, kể cả những ǵ sâu thẳm nhất nơi Thiên Chúa” (1Cor 2:10), Đấng sẽ tác động “chính tâm”, “chân tâm” và “tâm tử” của họ “theo đúng ư muốn của Thiên Chúa” (Rm 8:27):

 

·        T́nh yêu của Thiên Chúa đă tuôn tràn vào ḷng chúng ta nhờ Thánh Linh là Đấng được ban cho chúng ta” (Rm 5:5);

 

·        Tất cả những ai được Thần Linh Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8:14);

 

·        Là Thần Chân Lư, khi đến, Ngài sẽ dẫn chúng con vào tất cả sự thật… Làm như thế tức là Ngài tôn vinh Thày, v́ Ngài sẽ nhận lănh từ Thày những ǵ Ngài sẽ truyền đạt cho các con. Tất cả những ǵ Cha có đều ở nơi Thày. Đó là lư do Thày nói những ǵ Ngài truyền đạt cho các con Ngài đều lấy từ Thày” (Jn 16:13-15).

 

Tóm lại, tầm vóc Tuyệt Đỉnh Trọn Lành của Kitô Giáo chính là Mô Thức Thần Linh: “Trọn lành như Cha trên trời của các con là Đấng trọn lành” (Mt 5:48), Linh Đạo Duy Nhất để Kitô Hữu có thểđạt tới tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu” (Eph 4:15,13) chính là “được tái sinh bởi nước và Thần Linh” (Jn 3:5), và Đạo là Đường Lối Thần Hiển “trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:23,24).